Hà Lan là đất nước có nhiều điểm thu hút du khách thập phương. Tiêu biểu là vườn hoa Keukenhof hay những cối xay gió ở vùng đất Groningen… Thêm vào đó cần kể đến nét đẹp hoa lệ của thành phố Amsterdam. Vậy du học Hà Lan thì sao? Nếu bạn có ý định trải nghiệm môi trường giáo dục đào tạo tại xứ sở hoa tulip thì đừng bỏ lỡ những tư vấn dưới đây của Cường nhé!

Du học Hà Lan nói tiếng gì?

Có lẽ đây là câu hỏi mà nhiều ứng viên đặt ra. Tỷ lệ dân số Hà Lan có thể giao tiếp bằng tiếng Anh lên đến 90%. Với tiếng Đức và tiếng Pháp, tỷ lệ lần lượt là 70% và 29%. Ngoài ra, có một số vùng của Hà Lan áp dụng ngôn ngữ chính thức riêng. Trong đó có thể kể đến tiếng Papiamento – một biến thể của ngôn ngữ Bồ Đào Nha và châu Phi. Nó được sử dụng phổ biến tại các đảo Caribe.

Cẩm nang cho người muốn du học Hà Lan 2024

Hà Lan có nhiều trường đại học danh tiếng với chương trình đào tạo bằng tiếng Anh.

Nhìn chung, tiếng Hà Lan vẫn là ngôn ngữ phổ thông tại xứ sở hoa tulip. Trong đời sống thường nhật cũng như học tập, bạn hoàn toàn có thể dùng tiếng Anh một cách thoải mái.

Đại sứ quán Hà Lan có quy định cụ thể về trình độ Anh văn đối với mỗi chương trình đào tạo du học sinh.

Đối với hệ Cử nhân, ứng viên cần có chứng chỉ IELTS 6.0/TOEFL IBT 80.

Trường hợp bạn muốn du học thạc sĩ Hà Lan, một trong những điều kiện cần đáp ứng là IELTS 6.5/TOEFL IBT 90.

Đối với chứng chỉ IELTS, các bạn cần đảm bảo không có kỹ năng nào dưới 6.0.

Du học Hà Lan chi phí thế nào?

Học phí

Chương trình dự bị tiếng Anh: 4.700 – 9.000 Euro/khóa

Chương trình dự bị đại học: 10.250 – 15.650 Euro/khóa

Chương trình dự bị thạc sĩ: từ 5.900 Euro trở lên/khóa

Chương trình cử nhân: 7.800 – 16.000 Euro/năm

Chương trình thạc sĩ: 9.000 – 20.000 Euro/năm

Ở đây, chương trình đào tạo cử nhân là được quan tâm hơn cả. Nếu quy đổi ra tiền Việt thì học phí cho 1 năm đại học tại Hà Lan rơi vào khoảng 380 – 500 triệu đồng. Đây thực sự là con số hợp lý, thậm chí là rẻ so với mặt bằng chung của khối EU. Nếu làm phép so sánh thì mức học phí này chỉ bằng khoảng 58% chi phí du học tại Úc hoặc Mỹ.

Cẩm nang cho người muốn du học Hà Lan 2024

Học phí tại Hà Lan là một lợi thế cạnh tranh lớn.

Để giảm thiểu áp lực kinh tế, rất nhiều du học sinh phấn đấu học bổng. Có một tin vui là hệ thống đại học Hà Lan triển khai nhiều chương trình học bổng cho sinh viên quốc tế. Ngoài ra còn có nguồn học bổng từ Chính phủ và các tổ chức khác nhau. Giá trị của chúng cực kỳ hấp dẫn.

Ở đây, mình xin được điểm tên một số học bổng tiêu biểu, bao gồm:

  • Holland Scholarship: 5.000 Euro
  • Top Talent Scholarship, Excellent Scholarship: 25.000 Euro.
  • Orange Tulip Scholarship: 440,000 Euro.

Sinh hoạt phí

Tùy thuộc vào nơi bạn sinh sống, học tập mà giá cả sinh hoạt có sự chênh lệch. Tuy nhiên, theo Cục Di trú và nhập tịch Hà Lan, mỗi tháng sinh viên quốc tế cần tối thiểu 957,87 Euro. Khoản tiền này đã bao gồm nhà ở, ăn uống, đi lại, bảo hiểm y tế. Khi nộp hồ sơ xin visa du học Hà Lan, đương đơn sẽ cần chứng minh năng lực tài chính, đảm bảo mình có đủ điều kiện để sinh sống, học tập. Nhìn chung, quy trình này không hề phức tạp.

Thông thường, giá thuê nhà tại Hà Lan có mức phí dao động trong khoảng 300 – 600 Euro/tháng. Nếu mua thực phẩm trong các siêu thị thì trung bình phí ăn uống của một tháng khoảng 170 Euro.

Hà Lan được ví như “thiên đường xe đạp”. Nếu bạn muốn tiết kiệm chi phí đi lại, bảo vệ môi trường và rèn luyện sức khỏe thì thuê xe đạp là một ý tưởng vô cùng thú vị. Giá thuê xe đạp là 9 Euro/ngày. Theo Cường thì các bạn nên mua một chiếc xe đạp cũ, ước tính khoảng 50 – 200 Euro.

Cẩm nang cho người muốn du học Hà Lan 2024

Đi xe đạp là hình thức di chuyển được sinh viên tại Hà Lan ưa chuộng.

Và rõ ràng là Thủ đô và các thành phố lớn sẽ có mức sinh hoạt phí đắt đỏ hơn những vùng nông thôn. Mình xin được liệt kê một số thành phố lớn của Hà Lan và chi phí sinh hoạt trung bình cho một tháng để các bạn tham khảo:

  • Amsterdam và Delft: 1.200-1.300 Euro
  • Enschede: khoảng 1.200 Euro
  • Eindhoven: khoảng 1.100 Euro
  • Rotterdam: 1.000 Euro.

Chính phủ Hà Lan cho phép sinh viên quốc tế đang theo học Đại học và Cao học làm thêm bằng 1 trong 2 hình thức:

Làm thêm trong năm học (thời gian tối đa là 10 giờ/ tuần).

Làm thêm trong kỳ nghỉ hè (du học sinh được phép làm toàn thời gian xuyên suốt 3 tháng 6, 7 và 8).

Nếu chưa sử dụng thành thạo tiếng Hà Lan, bạn có thể tìm các công việc không đòi hỏi giao tiếp nhiều như thu hoạch nông sản, giao sữa, giao báo…

Nhìn chung, với vai trò là sinh viên quốc tế tại Hà Lan, bạn sẽ được tạo nhiều cơ hội để trang trải cuộc sống. Những khoản phí được đề cập ở trên chỉ mang tính chất tương đối.

Du học Hà Lan nên học ngành gì?

Khi đặt chân đến một đất nước xa xôi, tất cả chúng ta đều kỳ vọng kiến thức, kỹ năng được đào tạo sẽ giúp mình có một công việc tốt, thu nhập hấp dẫn. Bên cạnh nhu cầu tìm hiểu ngành nghề hot thì các lĩnh vực thế mạnh của Hà Lan cũng là mối quan tâm của nhiều người.

Kỹ thuật – Công nghệ

Ngành học này xứng đáng đứng đầu danh sách khi Hà Lan có rất nhiều đóng góp cho thế giới. Tiêu biểu như kính viễn vọng, tàu ngầm, nền tảng wifi, Bluetooth… Đặc biệt, Hà Lan có Brainport Eindhoven – một trong những trung tâm sáng tạo công nghệ cao hàng đầu châu Âu.

Nếu xác định theo học Kỹ thuật và Công nghệ, bạn nên phấn đấu trở thành sinh viên của các trường như Đại học KHUD HAN, Đại học Fontys.

Kinh tế – kinh doanh

Đây là ngành học vô cùng triển vọng tại Hà Lan. Đất nước hoa tulip được nhiều công ty đa quốc gia đặt trụ sở. Thêm vào đó, chương trình đào tạo ở Hà Lan tạo điều kiện cho bạn lên kế hoạch, thành lập hay thậm chí điều hành một công ty trong suốt thời gian học tập. Chưa kể đến việc bạn được rèn luyện, tích lũy kinh nghiệm trong hệ thống công ty đối tác của nhà trường.

Cẩm nang cho người muốn du học Hà Lan 2024

Đại học Maastricht có thứ hạng cao trong chuyên ngành đào tạo kinh doanh.

Từ đó, bạn sẽ có nhiều bài học thực tiễn, kinh nghiệm kinh doanh và quản lý công ty cũng sẽ dày dặn hơn.

Logistics

Hà Lan là quốc gia có lịch sử giao thương lâu đời. Đến nay, quốc gia này vẫn giữ vững vị thế quan trọng trong hoạt động trung chuyển hàng hóa toàn cầu. Lợi thế này dựa trên việc Hà Lan sở hữu sân bay Schiphol và cảng biển Rotterdam. Chúng được xem là hai trung tâm vận chuyển hàng hóa sầm uất bậc nhất “lục địa già”.

Ngoài ra, Hà Lan có hệ thống công ty vận tải cực kỳ lớn mạnh, cơ sở hạ tầng hiện đại.

Chính vì vậy, các bạn sinh viên sẽ được rèn luyện, trải nghiệm trong môi trường chuyên nghiệp. Logistics cũng là ngành vô cùng phát triển trong nhịp sống đương đại.

Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm một số ngành nghề khác như Truyền thông, Du lịch – nhà hàng – khách sạn.

Mình mong rằng với những chia sẻ trên đây, các bạn có thêm cơ sở để quyết định có nên du học Hà Lan hay không!

>> Những trải nghiệm sống động và góc nhìn thú vị của sinh viên quốc tế tại đất nước Hà Lan:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *