Thực tiễn cho thấy định cư Hà Lan mang đến nhiều lợi ích thiết thực và nổi bật. Chính vì vậy, hồ sơ xin định cư tại xứ sở hoa tulip rất lớn. Bạn đang có nhiều nỗi lo lắng, băn khoăn về vấn đề này? Để mọi thứ diễn ra suôn sẻ, thuận lợi, các bạn hãy tham khảo những chia sẻ bên dưới của Cường nhé!
Có nên đầu tư định cư Hà Lan hay không?
Thuế doanh nghiệp tại quốc gia này là 20%, so sánh với mặt bằng chung Châu Âu thì mức thuế này thực sự thấp. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp không phải chi trả quá nhiều vào việc đóng thuế. Từ đó giữ được mức lợi nhuận cao. Không những thế, nếu doanh nghiệp của bạn liên kết, hợp tác với các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu Eu thì được miễn VAT.
Trong làm ăn kinh doanh thì vấn đề giao dịch rất quan trọng. Với hệ thống ngân hàng tốt nhất thế giới như ING, ABN Amro, Rabobank, việc giao dịch tại Hà Lan hết sức thuận lợi.
Hà Lan được mệnh danh là đất nước đô thị thông minh.
Ngoài ra, cơ sở hạ tầng tại Hà Lan rất hiện đại, chú trọng phát triển bền vững. Đây là những lý do mà bạn nên đầu tư vào Hà Lan cũng như sinh sống lâu dài.
Yêu cầu cho định cư Hà Lan diện đầu tư là gì?
Ở đây, các bạn cần đầu tư cho một công ty hoặc quỹ được phê duyệt vào một công ty có trụ sở tại Hà Lan. Tiêu chí cụ thể như sau:
- Số tiền đầu tư tối thiểu là 1,25 triệu Euro.
- Tạo ra ít nhất 10 việc làm cho người dân ở Hà Lan.
- Đưa ra ý tưởng sáng tạo nhằm thúc đẩy nền kinh tế Hà Lan hoặc chia sẻ kiến thức vào mạng lưới xã hội.
Ngoài ra, các bạn cần lưu ý một số thủ tục quan trọng khi đầu tư vào Hà Lan, bao gồm:
- Hoàn thành giấy phép pháp lý: Khi đã hoàn tất thủ tục xin cấp phép, nhà đầu tư cần xác định lại cơ cấu tổ chức kinh doanh sao cho phù hợp với quy định của Chính phủ Hà Lan.
- Đăng ký công ty: Chủ doanh nghiệp phải đăng ký tên công ty với Phòng Thương mại Hà Lan và được cơ quan chức năng cấp giấy phép kinh doanh. Trường hợp doanh nghiệp quy mô lớn, có từ 50 nhân công trở lên cần thành lập công đoàn lao động. Từ đó tìm ra người đại diện để tham gia đóng góp ý kiến vào các cuộc thảo luận chung của công ty.
- Đăng ký thuế: Sau khi hoàn thành tất cả các thủ tục nêu trên, doanh nghiệp cần đăng ký thuế. Thêm vào đó là điền đầy đủ thông tin và các biểu mẫu đăng ký nộp thuế an sinh xã hội và những khoản thuế liên quan. Ngoài ra, bạn cần nộp bản mẫu thuế doanh nghiệp.
Điều kiện định cư tại Hà Lan là gì?
Về cơ bản, hồ sơ xin visa định cư Hà Lan sẽ cần đến những loại giấy tờ, tài liệu sau:
- Giấy mời nhập cảnh được cấp bởi Cơ quan di trú Hà Lan.
- Tờ khai xin cấp visa định cư do Đại sứ quán Hà Lan cung cấp.
- Đơn xin bảo lãnh cho thân nhân sang Hà Lan định cư, do bên bảo lãnh thực hiện.
- Hồ sơ chứng minh điều kiện tài chính của cả người bảo lãnh và người xin định cư, cần đảm bảo đủ khả năng sinh sống và làm việc lâu dài tại Hà Lan.
- Hộ chiếu còn thời hạn trên 6 tháng.
- Ảnh chân dung phông nền trắng cỡ hộ chiếu, yêu cầu ảnh được chụp trong thời gian gần đây.
- Có giấy khám sức khỏe, thể chất tốt, không mắc các căn bệnh truyền nhiễm.
- Xác minh chỗ ở khi sang Hà Lan, có thể là nhà thuê hoặc sinh sống trong nhà người bảo lãnh.
Tùy theo từng diện định cư mà điều kiện đặt ra có thể khác nhau.
Thông tin chuẩn sẽ giúp hồ sơ visa định cư Hà Lan được duyệt nhanh hơn.
Đối với visa diện Highskill (tay nghề cao), bạn cần đáp ứng những tiêu chí sau đây:
- Đã tốt nghiệp Đại học.
- Có thư mời làm việc từ công ty, tổ chức tại Hà Lan.
- Có kinh nghiệm hoặc bằng cấp liên quan trực tiếp tới lĩnh vực, ngành nghề sẽ làm tại Hà Lan.
Định cư Hà Lan diện tay nghề cao không yêu cầu về chứng chỉ tiếng Anh.
Trong khi đó, visa định cư Hà Lan diện Start-up lại trải qua nhiều thủ tục xác minh hơn.
Yêu cầu với người xin thị thực là:
- Có một người hướng dẫn uy tín, giàu kinh nghiệm ở Hà Lan để hỗ trợ trong 1 năm đầu tiên.
- Hợp tác làm việc cùng với người hướng dẫn kinh doanh.
- Có kế hoạch kinh doanh rõ ràng.
Vai trò của người hướng dẫn là cung cấp cho doanh nhân khởi nghiệp một gói hỗ trợ phù hợp căn cứ theo nhu cầu của doanh nhân đó. Người hướng dẫn có thể giúp quản lý vận hành công ty, nghiên cứu thị trường, định hướng đầu tư,…
Một số điều kiện dành cho người hướng dẫn là:
- Có tiềm lực tài chính tốt.
- Trong mọi trường hợp, người hướng dẫn không được phá sản, không có vốn sở hữu ở mức âm.
- Người hướng dẫn không nằm trong gia đình trực thuộc 3 thế hệ của doanh nhân Start-up.
Cơ quan Doanh nghiệp Hà Lan (RVO) chịu trách nhiệm đánh giá xem người hướng dẫn có đáp ứng đầy đủ các tiêu chí đề ra hay không.
Hà Lan đang thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài.
Doanh nhân khởi nghiệp cùng người hướng dẫn đều được ghi danh trong sổ đăng ký thương mại của Phòng thương mại.
Ngoài ra, các sản phẩm và dịch vụ Start-up cũng phải đảm bảo 1 trong 3 khía cạnh sau:
- Các sản phẩm thực sự mới mẻ đối với thị trường Hà Lan.
- Sản phẩm mới liên quan tới công nghệ – phục vụ sản xuất, phân phối hoặc tiếp thị thị trường.
- Liên quan đến một tổ chức sáng tạo về quy trình cũng như phương pháp kinh doanh.
Ngoài ra còn phải kể đến bảo lãnh định cư Hà Lan theo diện vợ chồng. Đối với trường hợp này, bạn cần cung cấp giấy chứng nhận đăng ký kết hôn và mức thu nhập tốt (tối thiểu 1646,57 Euro/tháng). Nếu không tính tiền trợ cấp nghỉ dưỡng thì con số cần đáp ứng là 1524,60 Euro/tháng. Cư dân được bảo lãnh để sang Hà Lan sinh sống phải từ 21 tuổi trở lên.
Du học định cư Hà Lan có phải con đường khả thi?
Sau khi hoàn thành chương trình hệ Đại học và Thạc Sĩ tại Hà Lan, sinh viên ngoài khu vực Kinh tế châu Âu (EEA) được phép ở lại quốc gia này làm việc 1 năm. Lúc này, bạn sinh sống tại Hà Lan với tư cách là di dân có trình độ cao.
Sau khi tốt nghiệp, nếu du học sinh có công việc ổn định tại Hà Lan thì cơ hội định cư rộng mở.
Có một đặc quyền cần được nhắc đến là sinh viên quốc tế được phép đi làm cho các công ty tại Hà Lan hoặc Khởi nghiệp kinh doanh mà không cần xin giấy phép lao động. Sau thời hạn 1 năm nêu trên, bạn hoàn toàn có thể xin định cư với tư cách di dân tay nghề cao.
Các ứng viên đăng ký định cư phải trải qua một kỳ thi đặc biệt. Mục đích là kiểm tra sự hiểu biết về đất nước Hà Lan trên tất cả các phương diện, bao gồm văn hóa, lịch sử ngôn ngữ, kinh tế,…
Các bạn cần lên kế hoạch chi tiết về dự định học tập, làm việc, kinh doanh tại Hà Lan, nhất là về khoản tài chính. Theo số liệu thống kê từ năm 2018, chi phí cho 1 năm sinh sống tại Hà Lan khoảng 10,445.52 Euro. Nếu chia ra theo tháng sẽ là 870,46 Euro. Mức phí trên đã bao gồm nhà ở, ăn uống, đi lại và đóng bảo hiểm y tế.
=>> Cập nhật thông tin chi phí sinh hoạt ở Hà Lan năm 2023: