Nước Anh gia nhập Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC) – tiền thân của Liên minh châu Âu (EU) vào năm 1973. Đến năm 1975, một cuộc trưng cầu dân ý về việc rút khỏi EEC được tổ chức ở Anh, có 67,2% số người bỏ phiếu không ủng hộ việc ra khỏi liên minh châu Âu (EU). Tuy nhiên vào 23h ngày 31/1/2020 (6h giờ Hà Nội ngày 1/2/2020), chủ tịch liên minh châu Âu chấp nhận điều khoản Anh rời khỏi liên minh châu Âu (EU), chấm dứt 47 năm là thành viên liên minh sau cuộc trưng cầu dân ý ở Anh vào ngày 23/6/2016. Việc rời liên minh châu Âu (EU) không chỉ làm EU mất đi một thành viên lớn mà còn làm nội bộ người dân nước Anh bị xâu xé, làm nền kinh tế nước Anh bị ảnh hưởng nặng nề. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu một số nguyên nhân và hậu quả sau khi Anh rời khỏi liên minh châu Âu (EU).
Toàn cảnh vấn đề Anh rút khỏi Liên minh Châu Âu
Một số lý do Anh rút khỏi Liên minh châu Âu
EU đe dọa chủ quyền vương quốc Anh: một loạt hiệp ước EU bị xem là đã chuyển lượng lớn quyền lực từ các nước thành viên sang cơ quan trung ương của EU. Nhiều quy định của EU như về cạnh tranh, nông nghiệp, bản quyền và luật sáng chế đã lấn át luật của các quốc gia thành viên.
Những quy định của EU cản trở sự phát triển: ví dụ như: hạn chế công suất máy hút bụi,……..
Đồng tiền EURO: Sau cuộc khủng hoảng toàn cầu năm 2008 đã làm suy yếu nền kinh tế thế giới, trong đó các nước sử dụng đồng tiền euro bị ảnh hưởng hơn nhất. Điều này làm cho tỷ lệ thất nghiệp của một số nước trong khối tăng cao. Nó tác động rất lớn đến nền kinh tế nước Anh làm cho nước Anh rơi vào khủng hoảng nợ công sau 7 năm cuộc khủng hoảng toàn cầu diễn ra. Vậy nên họ cho rằng đồng tiền EURO là nguyên nhân chính cho cuộc khủng hoảng. Vì thế, Anh đã sớm cân nhắc đến quyết định rút khỏi Liên minh Châu Âu.
Người nhập cư vào sinh sống ở EU tác động lớn đến nước Anh: EU có quy định cho phép công dân các nước di chuyển tự do giữa các nước thuộc EU. Quy định đã làm cho một số người dân thất nghiệp của một số nước đổ về nước Anh tìm việc làm. Những người định cư Anh quốc đã làm cho hệ thống nước Anh quá tải, gánh nặng cho các dịch vụ xã hội, giảm việc làm cho người dân nước Anh.
EU yêu cầu đóng góp hàng năm: EU không được thu thuế trực tiếp nhưng liên minh này yêu cầu hàng năm các nước thành viên đóng góp một khoản tiền cho ngân sách trung ương của EU.
Chính vì những lý do trên, Anh đã rút khỏi Liên minh châu Âu và cũng là nước đầu tiên “chia tay” tổ chức này.
Hậu quả của sự kiện này
Tác động đến châu Âu (EU): Vương quốc Anh là trong những nền kinh tế lớn trong khối EU, đứng thứ hai trong việc góp ngân sách vào EU (chỉ sau Đức ) nên việc Anh rút khỏi Châu Âu tác động rất lớn đến châu Âu.
+ Về quy mô nền kinh tế, thị trường chung EU sẽ bị thu hẹp lại.
+ Ngân sách hàng năm của EU sẽ mất một khoản lớn từ đóng góp của Anh.
+ Vị thế, uy tín quốc tế của EU sẽ bị ảnh hưởng.
+ Tác động đến sự bền vững của khối liên kết EU.
Tác động đến nước Anh: Việc Anh rời khỏi liên minh châu Âu ảnh hưởng gần hết mọi lĩnh vực: kinh tế, chính trị,thương mại, vốn đầu tư, thị trường,…
+ Kinh tế: Làm giảm cơ hội việc làm, thu nhập của người dân, tác động mạnh mẽ nền kinh thế châu Âu nói chung,nền kinh tế nước Anh nói chung.Làm tổn thất chi phí thương mại vì sau khi rời khỏi liên minh châu Âu cần phải nộp thuế và hạn ngạch.
+ Thương mại: Quy mô trị trường bị thu hẹp, làm cho xuất khẩu hàng hóa bị hạn chế, dư thừa. Nhập khẩu cũng trở nên khó khăn , mất thời gian hơn vì cần nhiều thủ tục hơn.
+ Vốn đầu tư: Khả năng thu hồi vốn nước ngoài sẽ bị ảnh hưởng, không còn “hấp dẫn” các chủ đầu tư nước ngoài,đặc biệt là các chủ đầu tư của các nước EU.
Nhìn chung, việc vương quốc Anh rút khỏi Liên minh châu Âu là một thách thức cho Anh, đồng thời cũng mở ra một cơ hội mới để định hướng phát triển đất nước. Anh phải tiếp tục đàm phán với các tổ chức mới, quốc gia mới để mở rộng thị trường trong bối cảnh thị trường toàn cầu. Việc nước Anh rời khỏi liên minh châu Âu đã đặt câu hỏi về tương lai của liên minh châu Âu và vương quốc Anh.