Hậu dịch Covid 19, chuyển từ Bình Dương ra Hà Nội tìm việc mới, chị Huyền ( Nghệ An) đang bị cắt giảm giờ làm, thu nhập giảm còn một nửa.

Chị dắt xe máy đi bảo dưỡng giữa tuần – giờ đáng lẽ đang làm việc trong dây chuyền sản xuất linh kiện điện tử ở khu công nghiệp Thăng Long, huyện Đông Anh, Hà Nội. Cuối năm 2021, chạy dịch từ Bình Dương về quê rồi không quay trở lại sau 10 năm Nam tiến. Cô theo người làng ra Hà Nội làm công nhân gia công linh kiện điện tử với lương cơ bản, phụ cấp lẫn tăng ca gần chục triệu/ tháng.

Mức thu nhập này bằng 2/3 so với ngày còn làm kiểm kho ở Nam nhưng đỡ phần nào vì cách quê nhà chỉ hơn 300 km. Gạo, cá, đồ ăn mang theo mỗi lần từ quê ra giúp cô tiết kiệm.

Công nhân khu công nghiệp

Nhưng đến cuối tháng 10. Số giờ lẫn tần suất tăng ca của hàng trăm công nhân trong xưởng thưa dần. Đến nay, đi làm 8 tiếng mỗi ngày, không tăng ca và cuối tuần nghỉ – điều mà 10 năm làm việc đến giờ cô chưa bao giờ trải qua.

“Tháng này chắc em chỉ còn lương cơ bản với hơn 5 triệu đồng” trừ chi phí ăn ở, điện nước, xăng xe, không còn xu dính túi. Mọi người trong xóm trọ chưa ai thất nghiệp song đều giảm việc làm, tiền lương cơ bản mỗi tháng chỉ đủ cầm cự những ngày cuối năm.

Nhà máy nơi Huyền làm việc bắt đầu tăng ngày nghỉ giãn việc, trả nguyên lương. Chị xin nghỉ về quê gần một tuần và không có ý định tìm việc mới vì biết thu nhập của lao động tay chân như mình ở các nơi đều tương đương nhau.

Cạnh cổng khu công nghiệp , một số công nhân dò từng tờ thông báo tuyển dụng giấy trên bảng tin . Anh Đức (Tuyên Quang) đứng chờ đồng hương quê tham khảo thông tin. “Giờ đang rảnh chân rảnh tay trong đợt này, không phải làm thêm giờ nên đưa bạn đi tìm việc”, anh làm công nhân điện tử. Giờ này lúc trước là giờ tăng ca trong nhà máy.

Người bạn từ trên quê xuống với mong muốn vào làm cùng xưởng, nơi từng được anh Đức khoe ” làm không hết việc, kể cả lúc tâm điểm dịch”. Nhưng mọi chuyện đã khác từ cuối tháng 10, công ty chỉ làm 8 tiếng và không còn tăng ca. Trưởng dây chuyền thông báo rõ đơn hàng sụt giảm, động viên công nhân san sẻ với nhà máy cùng vượt qua giai đoạn khó khăn.

Anh khuyên bạn tìm việc thời vụ, ra năm mới nộp hồ sơ chính thức. Bản thân anh với gánh nặng gia đình, không dám tìm việc mới dù thu nhập chỉ còn 70- 80%. “Năm nay lại không có Tết”, sau hai năm bị đại dịch khó khăn, những công nhân như anh không còn chờ tiền thưởng cuối năm, chỉ mong giữ được việc đã là tốt lắm rồi.

Công nhân tan ca

Trên đây nằm trong số gần 6.500 công nhân tại thủ đô bị ảnh hưởng khi bị cắt giảm việc làm, tính tới giữa tháng 11 năm nay. Theo thống kê của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, thực trạng này đang diễn ra ở 28 địa phương với 485 doanh nghiệp bị ảnh hưởng, do bị giảm, mất đơn hàng, riêng miền Nam chiếm tới gần 62% doanh nghiệp và 87% lao động.

Ảnh hưởng nặng nhất là doanh nghiệp ngành dệt may, da giày, chế biến gỗ, tới 30-50%; tiếp đến là điện tử, thực phẩm, dịch vụ, du lịch… Tổng cộng gần 600.000 công nhân bị giảm giờ làm; 34.500 người bị đuổi việc; hơn 31.000 người tạm nghỉ không lương.

Bà Hồ Thị Kim Ngân, Phó ban Quan hệ lao động, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, đánh giá tình trạng nêu trên phần lớn là do doanh nghiệp gặp khó khăn chung khi thiếu hụt đơn hàng. Ảnh hưởng nhiều nhất ở những địa phương có đông công nhân và nhiều khu công nghiệp chế xuất với các tỉnh tập trung ở miền Nam như Đồng Nai, Bình Dương, Long An, An Giang…

Công đoàn cùng với Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) họp bàn các giải pháp khắp phục khó khăn, cần sớm có chính sách hỗ trợ từ nhà nước và địa phươn. Trước mắt, công đoàn cơ sở cùng doanh nghiệp bàn bạc, xác định lại những đơn hàng ưu tiên, giữ chân người lao động trong khi chờ tình hình ổn định trở lại.

“Ngăn chặn tình trạng như sau đợt dịch, sản xuất khó khăn khiến nhiều doanh nghiệp cắt giảm lao động và tới khi có đơn hàng thì tuyển dụng không kịp, khiến cho thị trường thiếu hụt cục bộ”, bà Ngân nói, thêm rằng trước mắt sẽ ưu tiên hỗ trợ công nhân khó khăn bằng kinh phí công đoàn để người lao động yên tâm ngày cuối năm.

Biểu đồ phân bố khu công nghiệp việt nam

Ông Phạm Ngọc Toàn, Giám đốc Trung tâm Phân tích và Dự báo chiến lược, Viện Khoa học Lao động và Xã hội, dự báo tình trạng khó khăn này sẽ kéo dài ít nhất đến hết quý I/2023. Song “làn sóng” này mang tính cục bộ như sau đại dịch và sẽ ổn định khi đơn hàng quay trở lại.

Khảo sát của trung tâm cho thấy nhiều doanh nghiệp lớn suy giảm đơn hàng song xoay trở bằng cách giảm giờ làm, nghỉ luân phiên, trả 70% lương để cố giữ chân lao động mà không cắt giảm hàng loạt. Ông Toàn cho rằng doanh nghiệp cũng đã tính đến tình huống nếu sa thải hàng loạt sẽ tốn kém chi phí tuyển dụng mà chưa chắc đã tuyển được người khi đơn hàng quay trở lại.

Chuyên gia nhận định những cú sốc thời đại dịch và các đợt cắt giảm việc làm có thể khiến lao động thay đổi hành vi và tạo xu hướng mới. Trước đây, tập trung thành phố lớn, nhiều khu công nghiệp để tìm việc. Sau những biến cố những năm gần đây, công nhân có thể chấp nhận ở lại quê hoặc tìm việc ở vùng lân cận với mức thu nhập thấp hơn nhưng gần nhà và an toàn hơn.

“Điều này có thể dẫn tới vòng luẩn quẩn, đặt ra thách thức thiếu lao động trong các khu công nghiệp khi doanh nghiệp trở lại hoạt động”, ông Toàn cảnh báo.

Giải pháp nào cho công nhân?

Ngành bảo hiểm là một trong những lựa chọn hàng đầu của người lao động khi đưa ra quyết định nghề nghiệp. Bởi ứng viên dù không có kinh nghiệm, bằng cấp thì vẫn có cơ hội nhận mức lương, hoa hồng đáng mơ ước. Ngoài ưu điểm này, trở thành nhân viên ngành bảo hiểm cũng sẽ giúp bạn được trải nghiệm, học hỏi nhiều kiến thức hữu ích.

Cho dù bạn đang tìm kiếm công việc đầu tiên của mình hay muốn chuyển nghề, lựa chọn nghề nghiệp chưa bao giờ là một nhiệm vụ dễ dàng. Song nếu như chưa biết nên bắt đầu từ đâu, bạn có thể thử sức với ngành bảo hiểm. Làm việc trong lĩnh vực này, bạn sẽ có cơ hội tiếp xúc và giúp đỡ mọi người cũng như cơ hội học hỏi, phát triển các kỹ năng.

One thought on “Tình hình kinh tế khó khăn những ngày cuối năm, lối thoát nào cho công nhân?

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *