Vị trí đau bụng sẽ liên quan tới các bệnh cảnh khác nhau, bài viết này chỉ liệt kê những bệnh hay gặp nhất. Bệnh nhân khi bị đau bụng cần đến thăm khám ở cơ sở y tế để được thăm khám và chỉ định những xét nghiệm kịp thời. Mua bảo hiểm để được nhận những quyền lợi khám chữa bệnh ưu tiên và hỗ trợ chi phí ngay nhé.

Vị trí đau bụng được chia như thế nào

Vị trí đau bụng được chia như sau: kẻ 2 đường ngang: Đường thứ nhất qua điểm thấp nhất của bờ sườn. Đường thứ hai qua hai gai chậu trước trên. Kẻ 2 đường thẳng đứng qua giữa xương đòn phải và trái.

Kết quả chia vị trí đau bụng thành 3 tầng và 9 vùng.

  • Tầng trên cùng, từ phải sang trái có: hạ sườn phải, thượng vị, hạ sườn trái.
  • Tầng giữa, từ phải sang trái có: vùng hông phải (có sách gọi là vùng mạng mỡ phải), vùng quanh rốn, và vùng hông trái (mạng mỡ trái)
  • Tầng dưới, từ phải sang trái có: Hố chậu phải, vùng hạ vị, hố chậu trái.

 Hình chiếu của các cơ quan trong ổ bụng lên từng vị trí:

  • Trên rốn (Thượng vị): gồm thuỳ trái gan, một phần mặt trước dạ dày, tâm vị, môn vị, mạc nối gan dạ dày, tá tràng, tuỵ, đoạn đầu động mạch, tĩnh mạch chủ bụng.
  • Trên bên phải (Hạ sườn phải): thuỳ phải gan, túi mật, góc đại tràng phải, tuyến thượng thận phải, cực trên thận phải.
  • Bên trên trái (Hạ sườn trái): lách, dạ dày, góc đại tràng trái, đuôi tuỵ, tuyến thượng thận trái và cực trên thận trái.
  • Vùng quanh rốn: mạc nối lớn, đại tràng ngang, ruột non, mạc treo ruột, hạch mạc treo ruột, niệu quản hai bên, động mạch, tĩnh mạch chủ bụng.
  • Vùng hông phải : đại tràng lên, ruột non, thận phải.
  • Vùng hông trái : đại tràng xuống, ruột non, thận trái.
  • Dưới rốn (Hạ vị): mạc nối lớn, ruột non, bàng quang, đoạn cuối niệu quản, vòi trứng, dây chằng rộng, dây chằng tròn, động tĩnh mạch tử cung.
  • Dưới phải (Hố chậu phải): manh tràng, ruột non, ruột thừa, buồng trứng phải.
  • Dưới trái (Hố chậu trái) : ruột non, buồng trứng trái, đại tràng Sigma.

Nên vị trí đau bụng phản ánh các tạng liên quan đến vùng bị đau.

Vị trí đau bụng và các tạng liên quan

Vị trí đau bụng bên trái

Đau bụng bên trái ở giữa ( Hông trái)

Tùy thuộc vào nguyên nhân mà người bệnh có thể cảm thấy đau nhói dưới da hoặc đau âm ỉ trong lưng

Bệnh viêm ruột

Bệnh viêm đường ruột (IBD) là thuật ngữ chung chỉ các tình trạng liên quan đến viêm mãn tính đường tiêu hóa. Các thể bệnh IBD phổ biến nhất là bệnh Crohn và viêm loét đại tràng.

Các triệu chứng đau bụng của IBD bao gồm:

• tiêu chảy thường xuyên

• máu trong phân

• mệt mỏi

• sụt cân không mong muốn

Chức năng của hệ miễn dịch kém có thể gây ra Viêm đường ruột .

Nhiễm trùng thận

Nhiễm trùng thận trái có thể gây đau ở vùng bụng trên bên trái. Các triệu chứng khác của nhiễm trùng thận có thể bao gồm:

• đi tiểu thường xuyên

• đau khi đi tiểu

• đau ở lưng và háng

• sốt

• buồn nôn hoặc nôn

Nhiễm trùng thận có thể nguy hiểm, vì vậy người có các triệu chứng trên nên đi khám bác sĩ ngay.

Để điều trị nhiễm trùng, bác sĩ thường kê đơn thuốc kháng sinh uống hoặc tiêm tĩnh mạch.

Đôi khi, nhiễm trùng nặng gây ra áp xe lớn hình thành trên thận, và phải phẫu thuật để dẫn lưu.

Sỏi thận

Sỏi thận nhỏ có thể đi ra khỏi cơ thể qua nước tiểu mà không gây đau, nhưng sỏi thận lớn hơn có thể gây đau bụng kèm theo các triệu chứng sau:

• máu trong nước tiểu

• đau khi đi tiểu

• buồn nôn hoặc nôn

Uống thuốc giảm đau và uống nhiều nước có thể giảm thiểu các triệu chứng và giúp sỏi thận trôi ra ngoài. Những người bị sỏi thận lớn hơn có thể cần điều trị bằng sóng xung kích để phá vỡ sỏi hoặc phẫu thuật để lấy sỏi.

Lách

Đau ở bụng trên bên trái có thể là dấu hiệu của vấn đề với lách. Lách có thể bị to ra do nhiễm trùng hoặc một số tình trạng bệnh, chẳng hạn như bệnh gan hoặc viêm khớp dạng thấp.

Các triệu chứng của lách to:

• cảm thấy no khi mới ăn rất ít

• thiếu máu

• mệt mỏi

• dễ chảy máu

• nhiễm trùng thường xuyên và tái phát

Thỉnh thoảng, một chấn thương ở nửa bên trái của cơ thể có thể khiến lách bị vỡ, dẫn đến đau ở vùng bụng trên bên trái, chóng mặt và tăng nhịp tim.

Vỡ lách là một cấp cứu y tế vì nó có thể gây chảy máu nhiều ở bên trong. Nếu một người có các dấu hiệu và triệu chứng của lách to hoặc vỡ lạch sau khi bị thương ở vùng này, họ cần được chăm sóc y tế ngay lập tức.

Đau bụng dưới bên trái

Đau bụng dưới bên trai hay hố chậu trái có thể xuất hiện với cường độ đau từ mức trung bình có thể chịu được hay tình trạng đau cấp cần cấp cứu cũng như can thiệp phẫu thuật kịp thời. Đau hố chậu trái thường ít phổ biến như đau hố chậu phải . Nguyên nhân gây đau hố chậu trái cũng có thể là trùng với nguyên nhân đau hố chậu phải, hoặc không.

Nguyên nhân từ đường ruột

– Viêm dạ dày-ruột : là nguyên nhân thường gặp nhất, đặc biệt ở trẻ nhỏ khi có dấu hiệu nhiễm trùng đường ruột thường xuyên. Việc chẩn đoán viêm dạ dày-ruột chính xác thì cần bác sĩ phải loại trừ trước các nguyên nhân khác có thể gây ra đau hố chậu trái.

– Táo bón : Tình trạng táo bón cấp có thể là do nguyên nhân khác (chẳng hạn như viêm dạ da-ruột) và cũng cần được loại trừ hết tất cả các nguyên nhân trước khi chẩn đoán xác định.

– Viêm túi thừa : Hơn 90% các trường hợp viêm túi thừa ở đại tràng signma thường có cơn đau hố chậu phải cấp.

– Xoắn ruột : Tình trạng xoắn ruột ở đoạn signma là thường gặp nhất, có thể dẫn đến tình trạng tắt ruột, người lớn tuổi bị xoắn ruột có thể có diễn tiến rất âm thầm.

– Thoát vị bẹn/đùi trái : Tình trạng này có thể gây đau ở vùng hố chậu trái. Thoát vị sẽ làm cho bệnh nhân có cảm giác căng tức hay sưng lên ở vùng bẹn, cũng như kèm thêm các triệu chứng của tình trạng tắt ruột. Thoát vị bẹn hay đùi cần sự can thiệp của phẫu thuật để phòng ngừa biến chứng.

– Viêm ruột thừa : hiếm gặp, trừ ở những bệnh nhân bị thừa ruột tịt.

Nguyên nhân phụ khoa

– Các bệnh viêm nhiễm vùng chậu (pelvic inflammatory disease-PID): thường sẽ kèm theo chảy mủ ở âm đạo. Tình trạng này sẽ phổ biến hơn ở bệnh nhân có tiền sử quan hệ với nhiều bạn tình khác giới trong quá khứ.

– Xoắn buồng trứng (ovarian torsion): thường xảy ra khi có tình trạng u nang buồng trứng. Việc chẩn đoán thường rất phức tạp và có thể cần đến sự trợ giúp của siêu âm để tìm ra bất thường tại buồng trứng.

– Mittelschmez: hay là tình trạng đau giữa kỳ kinh.

– Khối u vùng chậu.

Nguyên nhân ở đường tiết niệu

– Nhiễm trùng vùng tiết niệu (urinary trach infection): Tiểu nhiều, thiểu niệu, tiêu ra máu, mắc tiểu liên tục hay nước tiểu có mùi có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau.

– Xoắn tinh hoàn (testicular torsion): có thể gây đau ở vùng hố chậu trái.

– Đau niệu quản: Thương đau nhói và liên tục. Sỏi niệu quản có thể gây xuất huyết vi thể (microscoptic haematuria). Phim X-quang hay siêu âm là công cụ tốt để chẩn đoán.

Đau bụng trên bên trái (Hạ sườn trái)

Đau bụng trên bên trái hay còn gọi là đau hạ sườn trái không phải là trường hợp hiếm gặp. Cơn đau có thể kéo dài vài hôm rồi tự khỏi nhưng cũng có trường hợp đau và người bệnh phải được cấp cứu luôn nếu không sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng.

Đau dây thần kinh liên sườn

Khởi đầu cơn đau thường bắt đầu từ một điểm, sau đó lan dọc theo hướng đi của xương sườn, đau nhói, giật, sau đó vùng đau lan sang các khu vực xương sườn khác.

Viêm dạ dày – đại tràng

Người bệnh sẽ cảm thấy đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn, ợ chua, đau bụng kèm sút cân không rõ nguyên nhân, đại tiện phân thay đổi có thể tiêu chảy hoặc táo bón, chất nhầy trong phân, cảm giác mót đại tiện mặc dù vừa mới đi xong.

Viêm dạ dày có thể gây loét dạ dày, chảy máu dạ dày, thủng dạ dày và thậm chí viêm dạ dày kéo dài có thể gây ung thư dạ dày.

Viêm tụy

Viêm tụy có thể là viêm cấp hoặc mạn tính. Khi bị viêm tụy người bệnh thường có biểu hiện đau và cảm giác sưng ở vùng bụng phía bên trái, đau có thể xuyên ra sau lưng, sốt , buồn nôn, nôn sau một bữa ăn thịnh soạn, nhịp tim đập nhanh.

Xương sườn bị tổn thương

Vị trí đau bụng bên phải

Đau bụng trên bên phải

Các bệnh về gan

Nếu như gan bị tổn thương thì chắc chắn bạn sẽ cảm nhận rõ rệt qua những cơn đau ở mạn sườn bên phải. 

Các bệnh mạn tính về gan (xơ gan, ung thư gan,…) do viêm gan B, viêm gan C là hai bệnh lý gan thường gặp nhất hiện nay. Người bệnh sẽ có triệu chứng đau tức hạ sườn phải kèm theo chứng mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, khó tiêu, nôn và sụt cân nhanh chóng. Khi tình trạng bệnh trở nên nặng hơn, người bệnh sẽ có dấu hiệu vàng da, vàng mắt, nước tiểu chuyển màu vàng đậm,…

Các bệnh lý về túi mật

Túi mật là bộ phận nằm ngay dưới bờ gan, với chức năng dự trữ dịch mật. Khi gặp các rối loạn sẽ hình thành sỏi mật, làm ngăn dòng chảy của mật ra khỏi túi, gây ứ tắc tạo nên những cơn đau bụng bên phải, nặng hơn sẽ đau cả vùng hạ sườn phải.

Người bị đau hạ sườn phải do túi mật thường có những triệu chứng kèm theo như đầy trướng bụng, khó tiêu, chậm tiêu, biểu hiện rõ nhất khi ăn các thức ăn nhiều dầu mỡ. 

Đau bụng dưới bên phải

Viêm ruột thừa cấp tính là nguyên nhân thường gặp nhất ở vị trí đau bụng này. Thông thường đầu tiên là đau thượng vị hoặc quanh rốn sau đó mới đau khu trú ở hố chậu phải.

Đau thường âm ỉ, có thể kèm rối loạn tiêu hóa (buồn nôn, nôn, ăn không ngon miệng), tiểu khó; cặp nhiệt độ thấy thân nhiệt tăng (37,3 – 390C), nếu xét nghiệm máu, bạch cầu tăng, siêu âm ổ bụng có thể phát hiện ruột thừa viêm, kích thước lớn hơn bình thường.

Viêm đại tràng cấp hoặc mạn tính. Đây là một bệnh thường xảy ra, nhất là người có tuổi rất dễ chẩn đoán nhầm với viêm ruột thừa nhưng không sốt hoặc sốt nhẹ, táo bón kéo dài (sờ vào bụng có thể thấy cục lổn nhổn). 

Với phụ nữ, nhất là độ tuổi sinh đẻ có thể đau hố chậu phải do u nang buồng trứng xoắn ở bên phải gây đau hố chậu phải dữ dội (đôi khi chỉ âm ỉ) hoặc trường hợp chửa ngoài dạ con ở bên phải chưa vỡ hoặc vỡ sẽ gây đau hố chậu phải rất dễ nhầm với viêm ruột thừa hay viêm đại tràng cấp hoặc mạn hoặc viêm túi thừa Meckel.

Ngoài ra, ở trẻ em có thể gặp lồng ruột. Bệnh này thường gặp nhất là trẻ em trai đầu lòng, bụ bẫm, bỗng nhiên khóc thét từng cơn, có thể đi ngoài ra máu tươi, nếu siêu âm ổ bụng sẽ phát hiện thấy khối lồng.

Đau bụng xung quanh rốn là vị trí đau bụng thường gặp nhất

Đau bụng trên rốn

Đau bụng trên rốn hay còn gọi là đau bụng thượng vị

Một số nguyên nhân chủ yếu phải kể đến như là:

Do trào ngược dịch vị axit

Đây là nguyên nhân đầu tiên và cũng là nguyên nhân cơ bẩn nhất của căn bệnh đau thượng vị. Các hiện tượng trào ngược axit xảy ra từ thực quản sau đó hình thành các biểu hiện như ho khan, ợ chua, nóng rát ở vòm họng. Lâu ngày sẽ dẫn đến đau thượng vị hoặc thậm chí là khối u phát triển trong cổ họng.

Do viêm loét dạ dày 

Nhiều người thường nhầm lẫn đau dạ dày và đau thượng vị. Tuy nhiên đau dạ dày chỉ là căn bệnh đầu tiên, là tiền nguyên nhân dẫn đến đau ở vùng thượng vị.

Thủng dạ dày

Một căn bệnh khác, lúc đầu đau bụng như bị dao đâm, bụng cứng như gỗ, dáng đi lom khom, da xanh nhạt vã mồ hôi, lúc đầu đau toàn ổ bụng, sau đó đau lan sang hố chậu phải, đó là căn bệnh thủng dạ dày – hành tá tràng.

Đau bụng dưới rốn

Đau bụng dưới rốn (hay còn gọi là đau hạ vị) xuất hiện lần đầu tiên và đột ngột được gọi là đau hạ vị cấp tính. Phần hạ vị bao gồm các cơ quan: tử cung, tinh hoàn, trực tràng, niệu đạo,… Các nguyên nhân thường gặp gây đau bụng dưới rốn bao gồm:

  • Hội chứng ruột kích thích: Các biểu hiện của hội chứng ruột kích thích cũng tương tự như viêm dạ dày. Triệu chứng khó chịu ở bụng như tức bụng, đầy hơi, tiêu chảy, táo bón, nhưng các triệu chứng này sẽ đỡ hơn sau khi người bệnh đi đại tiện xong.
    • Bệnh nhân cần gặp bác sỹ tư vấn và có chế độ ăn uống khoa học .
  • Nang buồng trứng là một nang chứa đầy dịch, phát triển ở trong buồng trứng, gây đau hạ vị khi bị vỡ hoặc bị xoắn.
  • Viêm phần phụ cấp tính do nhiễm trùng tử cung, vòi trứng hay buồng trứng, thường xảy ra sau khi nhiễm vi khuẩn Chlamydia hoặc giang mai
  • Viêm ruột thừa là tình trạng viêm sưng ở ruột thừa gây đau ở vùng hố chậu phải, đôi khi lan ra hạ vị
  • Viêm phúc mạc là tình trạng viêm của lá phúc mạc – màng bao mỏng xung quanh các tạng trong ổ bụng – gây đau bụng cấp tính và thường nặng dần lên theo thời gian, cần được cấp cứu khẩn cấp
  • Nhiễm trùng đường tiểu: nhiễm trùng niệu đạo hay gặp ở nữ kèm với tiểu đau rát, tiểu ra mủ,..
  • Táo bón hoặc co thắt ruột do thay đổi chế độ ăn, dùng thuốc, hội chứng ruột kích thích hoặc tắc ruột trong những trường hợp hiếm
  • Mang thai ngoài tử cung vỡ: thai ngoài tử cung là thai lạc chỗ không nằm trong buồng tử cung mà nằm ở vòi trứng, buồng trứng hay ổ bụng… với biểu hiện ở nữ đau hạ vị kèm ra máu đen hay đỏ sẫm. Nữ trễ kinh với xét nghiệm beta HCG dương nhưng siêu âm không có thai trong tử cung.
  • Ung thư buồng trứng
  • Sảy thai

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *