Chất lượng giáo dục tại Nhật Bản luôn được đánh giá cao. Bởi vậy, rất nhiều bạn trẻ gửi gắm ước mơ và tương lai của mình tại các trường học nước này. Tuy nhiên, không phải ai cũng đạt được học bổng toàn phần. Nếu bạn cần kinh nghiệm du học tự túc Nhật Bản, hãy tham khảo những chia sẻ bên dưới của mình nhé!
Các hình thức du học Nhật Bản tự túc dành cho bạn
Hệ tiếng Nhật
Với chương trình này, các bạn sẽ học tiếng Nhật trong khoảng thời gian 1 – 2 năm tại các trường Nhật ngữ. Tiếp theo là thi lấy chứng chỉ tiếng Nhật rồi học lên bậc cao hơn.
Du học Nhật ngữ đang là xu thế phát triển mạnh mẽ.
Để đăng ký du học Nhật tự túc hệ tiếng Nhật, bạn cần đáp ứng những yêu cầu sau:
- Độ tuổi: từ 18 đến 28
- Học vấn:
- Đã tốt nghiệp THPT trở lên, số năm trống không quá 3 năm
- Học bạ của ứng viên có điểm trung bình trên 5.0
- Hạnh kiểm: từ mức khá trở lên
- Lý lịch tư pháp: Không tiền án, tiền sự, không thuộc diện cấm xuất cảnh của Cục Quản lý xuất nhập cảnh Việt Nam.
Hệ tiếng Anh
Với lựa chọn này, bạn sẽ rút ngắn được quy trình du học Nhật Bản khi không phải trải qua 1 – 2 năm học tiếng.
Điều kiện du học Nhật Bản tự túc hệ tiếng Anh bao gồm:
- Độ tuổi: từ 18 đến 28
- Học vấn:
- Đã tốt nghiệp THPT trở lên, thời gian trống không quá 5 năm
- Học bạ của ứng viên có điểm trung bình trên 5.0
- Trình độ ngoại ngữ:
- Có một trong các chứng chỉ tiếng Anh: IELTS ≥ 5, TOEIC ≥ 700, TOEFL iBT ≥ 61.
- Chứng chỉ tiếng Nhật: Tối thiểu N5
- Lý lịch tư pháp: Không tiền án, tiền sự, không thuộc diện cấm xuất cảnh của Cục Quản lý xuất nhập cảnh Việt Nam.
Tình hình du học Nhật Bản hiện nay có đắt đỏ hay không?
Trước tiên, chúng ta sẽ xét đến vấn đề học phí. Mức học phí trung bình trong một năm dao động trong khoảng 550.000 – 650.000 yên. Tuy nhiên, vẫn sẽ có những trường hợp ngoại lệ. Trường có chất lượng cao thì chi phí sẽ càng đắt. Học phí tại hệ thống các trường công lập bằng khoảng 60% học phí của trường tư thục.
Nếu quy đổi ra tiền Việt, học phí tại các bậc học của Nhật Bản được ước tính như sau:
Trường cao đẳng và trường nghề: từ 210 đến 240 triệu đồng/năm
Trường đại học: từ 180 đến 200 triệu đồng/năm
Trường Nhật ngữ: từ 140 đến 150 triệu đồng/năm.
Học phí tại Nhật không đòi hỏi nhiều về điều kiện kinh tế.
Tiếp theo là chi phí sinh hoạt. Theo thống kê của tạp chí kinh tế CEOWORLD Magazine năm 2020, Nhật Bản đứng thứ 4 trong danh sách các nước có chi phí sinh hoạt đắt đỏ nhất thế giới. Bởi vậy, khi mới đến Nhật Bản, các bạn sẽ khá sốc trước sự chênh lệch về giá và mức sống.
Đa số các trường học tại Nhật Bản đều có ký túc xá cho sinh viên. Trong trường hợp không đủ chỗ thì bắt buộc chúng ta phải đi thuê trọ. Thông thường, bạn sẽ cần thanh toán cho chủ nhà tiền đặt cọc từ 1 đến 6 tháng. Bởi vậy, việc ở ghép để giảm gánh nặng tiền nhà trọ luôn là phương án được các bạn du học sinh lựa chọn.
>> Chia sẻ của một du học sinh Việt vừa học vừa làm tại Nhật:
Du học nghề Nhật Bản: tại sao lại không?
Thực tế cho thấy có rất nhiều ngành nghề của Nhật Bản đang thiếu nhân lực trẻ. Ngay dưới đây, Cường sẽ điểm danh một số ngành đang hot ở xứ sở hoa anh đào. Các bạn có thể tận dụng cơ hội này để kiếm cho mình một công việc tốt, thu nhập cao!
Đi du học điều dưỡng Nhật Bản
Tình trạng già hóa dân số đang là vấn đề nổi cộm tại Nhật Bản. Hiện nay, số lượng người cao tuổi sống trong các viện dưỡng lão ngày càng tăng. Điều này đã dẫn đến việc thiếu hụt trầm trọng nhân lực trong ngành điều dưỡng, hộ lý của nước Nhật.
Để khắc phục và cải thiện tình hình, Chính phủ Nhật Bản đã áp dụng rất nhiều chính sách thu hút sinh viên quốc tế đến học tập, làm việc trong ngành điều dưỡng tại quốc gia này. Nổi bật lên trong đó là chương trình du học điều dưỡng Nhật Bản miễn phí. Quyền lợi của sinh viên quốc tế được miễn phí 100% học phí và tiền thuê ký túc xá. Điều kiện cần cam kết ở đây là sau khi tốt nghiệp, những sinh viên này bắt buộc làm việc tại Nhật từ 3 đến 5 năm.
Du học ngành cơ khí Nhật Bản
Ngành cơ khí đóng góp rất lớn vào nền kinh tế Nhật Bản trong những năm gần đây. Các chương trình đào tạo thuộc lĩnh vực này cũng rất bài bản và chuyên nghiệp. Thêm vào đó là cơ sở vật chất đầy đủ tiện nghi. Tình trạng thiếu hụt lao động trong ngành cơ khí Nhật Bản vẫn đang diễn ra. Do đó, khi theo học ngành cơ khí tại nước Nhật, sinh viên quốc tế hoàn toàn có thể được làm việc trong những công ty có chế độ đãi ngộ tốt.
Nắm bắt cơ hội làm việc tại Nhật qua hình thức du học nghề.
Ngoài ra, các ngành như công nghệ thông tin, điện tử điện lạnh hay biên phiên dịch cũng là những gợi ý sáng giá!
Kinh nghiệm xin visa du học Nhật được thuận lợi, suôn sẻ
Hồ sơ xin visa du học Nhật
Dưới đây là danh sách các loại tài liệu, giấy tờ mà bạn cần chuẩn bị đầy đủ để hồ sơ mau được phê duyệt:
- Tờ khai xin visa du học Nhật Bản (có sẵn mẫu để bạn tải về)
- Hộ chiếu còn thời hạn ít nhất 6 tháng
- 01 ảnh thẻ kích thước 4.5*4.5cm, ảnh chụp nền trắng, ứng viên mặc áo sơ mi có cổ
- Bản sao giấy báo nhập học (bạn nên mang theo bản gốc trong trường hợp cần đối chiếu)
- Bản gốc và bản sao giấy chứng nhận tư cách lưu trú tại Nhật
- Bằng tốt nghiệp và bảng điểm tốt nghiệp Trung học phổ thông, trung học, cao đẳng và đại học
- Bản sao căn cước công dân có chứng thực đầy đủ 2 mặt
- Bản sao sổ hộ khẩu, các trang được chứng thực đầy đủ
- Giấy chứng nhận năng lực tiếng Nhật
- Căn cước công dân của người bảo lãnh du học Nhật Bản.
- Đơn cam kết bảo trợ tài chính từ người bảo lãnh (bố hoặc mẹ).
Lưu ý khi điền tờ khai visa du học Nhật
Có 2 loại tờ khai xin cấp visa du học Nhật Bản. Đó chính là tờ khai có mã QR và tờ khai không mã QR.
Đối với hình thức có mã QR, sau khi tải đơn xuống, ứng viên cần sử dụng phần mềm Acrobat để đọc cũng như điền thông tin. Tuyệt đối không được bỏ trống bất kỳ mục nào trong tờ khai. Thêm vào đó, các thông tin điền cần hoàn toàn chính xác, nhất quán nội dung với những giấy tờ khác. Sau khi hoàn thành tờ khai, ô mã vạch sẽ tự động to lên. Đây là lúc mà bạn được phép in tờ khai ra.
Visa là giấy tờ quan trọng quyết định việc bạn có được du học hay không.
Với mẫu đơn không có mã QR, ứng viên cần điền thông tin vào tờ khai thông qua hình thức viết tay hoặc đánh máy, sau đó in ra. Trong trường hợp này, mình xin được đưa ra một số lời khuyên và lưu ý:
Hãy ưu tiên đánh máy hoặc viết tay bằng chữ in hoa.
Trình bày thông tin trong tờ khai bằng tiếng Anh.
Thông tin số điện thoại nên có mã vùng
Ảnh thẻ phải được chụp rõ nét trong vòng 6 tháng để nhận dạng. Bạn cần dán ở góc phải trên cùng của tờ đơn, nhất định không được dùng ghim bấm.
Số căn cước công dân bạn điền ở tờ khai phải trùng khớp với số chứng minh nhân dân trên hộ chiếu của bạn.
Với những kinh nghiệm chia sẻ trong bài viết, mình xin chúc các bạn sớm được cấp visa và có hành trình học tập đầy thú vị tại đất nước mặt trời mọc!