1. XÉT NGHIỆM TIỂU ĐƯỜNG THAI KỲ NGAY NẾU CÓ NHỮNG DẤU HIỆU SAU
Theo thống kê, ước tính trên thế giới có 4.6 triệu bệnh nhân tử vong và người mắc bệnh tiểu đường thai kỳ có nguy cơ tử vong cao trên 2 lần so với người không bị, con số trên khiến chúng ta nhận thức được sự nguy hiểm của căn bệnh này- căn bệnh được mệnh danh là kẻ giết người thầm lặng, đó chính là bệnh tiểu đường thai kỳ.
Nguyên nhân bệnh là do tình trạng tăng glucose máu mạn tính tiến triển sẽ gây tổn thương nhiều cơ quan trong cơ thể như tim, mạch máu, mắt, thận và thần kinh, hệ miện dịch…
Chúng ta cùng điểm qua 1 số dấu hiệu sớm của bệnh mà bạn có thể tự nhận biết :
1. Đi tiểu nhiều hơn bình thường, đặc biệt phải thức dậy giữa đêm để đi tiểu , hoặc sau khi tiểu thấy nước tiểu có kiến bâu
2. Thường có cảm giác khát và khô miệng uống nhiều nước mát
3. Sút cân
4. Mệt mỏi nhiều
5. Hay bị nhiễm trùng như mụn, nhọt hậu bối, nhiễm nấm candida, lao phổi.
6. Giảm thị lực, nhìn mờ
7. Chậm liền vết thương hoặc để lại vết thâm tím trên da
8. Cảm giác tê bì, nóng rát hoặc như kim châm ở 2 chân.
9. Chân răng lung lay
10. Nhiều nam giới có biểu hiện giảm ham muốn, liệt dương
11. Ăn nhiều nhưng lại rất nhanh có cảm giác đói do rối loạn tiết insulin
12. Trên da có mảng tăng sắc tố ở vùng cổ, nách, bẹn ( chứng gai đen)
Bệnh tiểu đường không có triệu chứng nào cụ thể và chính xác nhưng một số người cần được xét nghiệm tiểu đường sớm dù có hay không những dấu hiệu của căn bệnh này. Đó là ai?
1. Người thừa cân, béo phì có chỉ số BMI (Chỉ số khối cơ thể) ở mức cao hơn 23, kèm từ 1 yếu tố:
– Người trong nhà có mắc đái tháo đường
– Huyết áp cao (từ 140/90)
– Cholesterol cao bất thường
– Ít vận động
– Có tiền sử mắc hội chứng buồng trứng đa nang hoặc tiền sử bệnh tim.
2. Người có xét nghiệm đường huyết trước đó ở ngưỡng tiền đái tháo đường phải làm xét nghiệm ít nhất mỗi năm 1 lần
3. Phụ nữ có tiền sử bị tiểu đường thai kỳ cũng cần được kiểm tra tiểu đường 3 năm 1 lần, suốt đời
Đây là một số kiến thức về bệnh tiểu đường thai kỳ mà mọi người cần biết để phòng ngừa cho chính bản thân và người thân xung quanh mình, hãy đón chờ số tiếp theo của Phòng Khám để biết thêm về tình trạng đái tháo đường thai kỳ nhé. Tạm biệt mọi người.
2. BIẾN CHỨNG TIỂU ĐƯỜNG THAI KỲ CHO MẸ VÀ BÉ (Gestational diabetes)
Bệnh đái tháo đường thai kỳ nguy hiểm nếu người mẹ không được phát hiện, chăm sóc và quản lý cẩn thận gây ảnh hưởng xấu không những đến sức khỏe mẹ và cả sự phát triển bình thường của thai nhi. Nên phụ nữ có thai cần lưu ý căn bệnh này. Về những biến chứng của đái tháo đường thai kỳ sẽ được mô tả chi tiết như sau:
Đầu tiên phải kể đến những tác động xấu của bệnh ảnh hưởng tới thai nhi:
-
- Cân nặng khi sinh của em bé nặng một cách quá mức
-
- Gây ra hiện tượng em bé bị sinh non (Một thai kỳ khỏe mạnh trung bình kéo dài khoảng 40 tuần. Khi trẻ được sinh ra ở thời điểm từ 22 tuần đến trước 37 tuần được gọi là sinh non)
-
- Hiện tượng suy hô hấp dẫn đến sự khó thở
-
- Lượng đường trong máu bị thấp (Do hiện tượng hạ đường huyết)
-
- Em bé sẽ dễ bị bệnh béo phì và dễ mắc phải bệnh đái tháo đường loại 2 về sau
-
- Thai nhi sẽ dễ bị chết lưu
Ảnh hưởng của đái tháo đường thai kỳ đối với mẹ
-
- Người mẹ sẽ dễ bị huyết áp cao và tiền sản giật
-
- Phải thực hiện sinh mổ để lấy thai
Thời điểm nào cần tầm soát mắc tiểu đường thai kỳ
Khuyến cáo nên làm xét nghiệm trong tam cá nguyệt thứ 2 (tuần 24 – tuần 28).
Nếu bạn thuộc nhóm nguy cơ cao thì việc xét nghiệm có thể diễn ra trong lần khám thai đầu tiên.
Cần chuẩn bị gì trước xét nghiệm đái đường thai kỳ
Các chuyên gia khuyến cáo, để có một kết quả đường huyết chính xác, trước khi làm xét nghiệm đái tháo đường thai kỳ thai phụ phải nhịn đói ít nhất 8 tiếng trước khi lấy máu. Bởi nếu tiến hành lấy máu ngay sau khi ăn, chất dinh dưỡng sẽ chuyển hóa ngay thành đường glucose, sau đó ruột hấp thụ và biến đổi thành năng lượng để nuôi cơ thể. Khi đó, lượng đường hoặc lượng mỡ trong máu tăng rất cao, nếu làm xét nghiệm ngay thì kết quả sẽ không chính xác.
Nghiệm pháp dung nạp 75gram glucose uống – 1 bước đòi hỏi sản phụ phải được lấy máu tĩnh mạch 3 lần, lúc đói, sau uống nước đường 1 giờ, và 2 giờ. Bên cạnh việc cần nhịn ăn trước khi làm xét nghiệm đái tháo đường thai kỳ, thai phụ cần tránh sử dụng các chất kích thích như cà phê, thuốc lá, chất kích thích… trước khi lấy máu để có kết quả chính xác nhất.
Các nguồn tham khảo:
- Sinh non- Bệnh viện Từ Dũ https://tudu.com.vn/vn/y-hoc-thuong-thuc/suc-khoe-phu-nu/lam-me-an-toan/cham-soc-ba-me-mang-thai/sinh-non/
- Gestational diabetes Mayo Clinic https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/gestational-diabetes/symptoms-causes/syc-20355339
- Ảnh hưởng của ĐTĐ thai kỳ lên thai nhi CDAS Super Speciality Hospital
- Manulife Việt Nam