Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ tuy là một xét nghiệm đơn giản nhưng lại rất quan trọng trong tầm soát, chuẩn đoán và điều trị bệnh đối với mẹ bầu. Bà mẹ mang thai mắc bệnh có nguy cơ biến chứng cho cả mẹ và em bé cao hơn nhiều lần so với người bình thường. Thống kê gần đây, trong 11 người thì có 1 lớn người mắc tiểu đường (tương đương với 415 triệu người). Mỗi 6 giây có 1 người chết vì tiểu đường (tương đương với 5 triệu ca tử vong).

Vì vậy bà mẹ mang thai nghi ngờ phải đi tới cơ sở y tế gần nhất như bệnh viện đa khoa, trạm y tế, phòng khám để thăm khám, xét nghiệm . Trên hết là đề phòng nguy cơ xấu cho một kỳ thai sản khoẻ mạnh và trọn vẹn.

Những câu hỏi thường gặp ở mà mẹ bầu bị mắc tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ là gì?

Nguyên nhân và những yếu tố nào khiến mẹ bầu dễ có nguy cơ mắc tiểu đường?

Tiểu đường có chữa được không?

Tiểu đường khi nào cần tiêm insullin?

Xét nghiệm tiểu đường trong thời gian mang thai ở tuần thứ bao nhiêu?

Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ bao nhiêu tiền?

Kinh nghiệm khi mẹ bầu làm xét nghiệm lượng đường cần chú ý gì?

Dinh dưỡng cho mẹ bầu khi mắc tiểu đường thai kỳ

TIỂU ĐƯỜNG THAI KỲ LÀ GÌ:

Định nghĩa

Theo cập nhật mới nhất 2022 Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ, tiểu đường thai kỳ là sự rối loạn dung nạp glucose ở bất cứ mức độ nào được ghi nhận lần đầu trong thời kỳ mang thai, bất kể mức độ tăng đường huyết.

Tuy nhiên, đây là căn bệnh được mệnh danh là “kẻ giết người thầm lặng” vì thường không có triệu chứng. Hầu như biến mất sau 6 tuần sau khi sinh nên khó phát hiện.

Tiểu đường thai kỳ với mẹ bầu

Nguyên nhân tiểu đường thai kỳ

Hiện nay vẫn nguyên nhân tiểu đường thai kỳ vẫn chưa được làm rõ. Có một số nhà khoa học cho rằng:

– Do thay đổi hormone: Trong nhiều hormone cơ thể tiết ra, duy chỉ có insulin làm giảm lượng đường trong máu vì nó giúp vận chuyển glucose vào tế bào. Tuy nhiên, do hormone nhau thai làm rối loạn việc sản xuất insulin từ tế bào beta đảo tuỵ, hậu quả làm glucose trong máu mẹ tăng cao, gây nên căn bệnh này.

Một số yếu tố nguy cơ khiến phụ nữ mang thai dễ mắc tiểu đường thai kỳ hơn:

– Người thừa cân, béo phì có chỉ số BMI (Chỉ số khối cơ thể) ở mức cao hơn 23, kèm ít nhất 1 yếu tố sau :

  • Người trong nhà có mắc ĐTĐ
  • Huyết áp cao (từ 140/90)
  • Cholesterol cao bất thường
  • Ít vận động
  • Có tiền sử mắc hội chứng buồng trứng đa nang hoặc tiền sử bệnh tim mạch
Tầm soát tiểu đường thai kỳ bằng xét nghiệm

DẤU HIỆU TIỂU ĐƯỜNG THAI KỲ VÀ CÁCH NHẬN BIẾT

Triệu chứng

Trong thai kỳ, mẹ bầu hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa nội tiết nếu có các dấu hiệu, triệu chứng sau:

  • Đi tiểu nhiều hơn bình thường. Hoặc sau khi tiểu thấy nước tiểu có kiến bâu.
  • Thường xuyên có cảm giác khát và khô miệng uống nhiều nước mát.
  • Sút cân dù ăn nhiều
  • Mệt mỏi nhiều.
  • Hay bị nhiễm trùng cơ hội như mụn, nhọt hậu bối, nhiễm nấm,nhiễm lao.
  • Giảm thị lực, nhìn mờ.
  • Chậm liền vết thương hoặc để lại vết thâm tím trên da.
  • Cảm giác tê bì, nóng rát hoặc như kim châm ở 2 chân.
  • Chân răng lung lay.
  • Ăn nhiều nhưng lại rất nhanh có cảm giác đói do rối loạn tiết insulin.
  • Trên da có mảng tăng sắc tố ở vùng cổ, nách, bẹn ( chứng gai đen).
ADA 2022

Chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ mới nhất theo Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ

1/ Glucose huyết tương lúc đói ≥ 126 mg/ dl (7,0 mmol /l).

Đói được định nghĩa là không ăn hay uống thực phẩm chứa năng lượng ( hoặc calo) ít nhất 8 giờ.

2/ Glucose huyết tương sau 2 giờ làm nghiệm pháp dung nạp glucose ≥ 200 mg/dl (11,1 mmol/l).

Nghiệm pháp thực hiện theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), sử dụng một lượng glucose tương đương với 75 g glucose khan hòa tan trong nước.

3/ HBA1C ≥ 6,5 % (48 mmol/mol).

Xét nghiệm phải được thực hiện ở phòng thí nghiệm được chứng nhận và chuẩn hóa theo tiêu chuẩn đạt yêu cầu. (HbA1c là một loại hemoglobin đặc biệt kết hợp giữa hemoglobin và đường glucose. Vì đời sống hồng cầu trong máu ngoại vi là 120 ngày nên HbA1C thể hiện chỉ số đường huyết 3 tháng gần đây).

4/ Trên những người có các triệu chứng kinh điển của tăng đường huyết hay đường huyết tăng rất cao với đường huyết bất kì ≥ 200 mg/dl (11,1 mmol/l)

Lưu ý: Bệnh nhân cần được xét nghiệm máu tại 2 thời điểm khác nhau. Không dùng xét nghiệm nước tiểu để chẩn đoán tiểu đường.

Những dấu hiệu nhận biết bệnh tiểu đường

Biến chứng khi bà mẹ mang thai mắc tiểu đường:

Nếu tiểu đường thai kỳ không được phát hiện hay không điều trị tốt, lâu dài sẽ gây ra những biến chứng sau:

Đối với em bé:

1. Sinh non: Thai phụ bị bệnh có nguy cơ cao về vấn đề sinh non hơn người bình thường. Các nguyên nhân dẫn đến sinh non là do kiểm soát lượng đường huyết trễ, nhiễm trùng tiết niệu, đa ối, tiền sản giật, tăng huyết áp.

2. Thai to: em bé của bà mẹ bị bệnh thường có trọng lượng lúc sinh rất nặng >4000 gram.

Hiện tượng thai tăng trưởng quá mức là hậu quả của tăng vận chuyển đường từ mẹ vào thai .Đường đã kích thích tụy của thai nhi bài tiết insulin, làm tăng nhu cầu năng lượng của thai nhi, kích thích thai phát triển.

Tuy cân nặng cao nhưng sức khoẻ em bé không đảm bảo, nhiều trường hợp cần phải hỗ trợ y tế sau sinh.

( Sinh non là trẻ được sinh ra ở thời điểm từ 22 tuần đến trước 37 tuần mang thai ( kể từ ngày kinh cuối của mẹ). Trẻ sinh non có nhiều nguy cơ về sức khỏe ngắn hạn cũng như dài hạn. Thường gặp sau sinh như suy hô hấp do bệnh màng trong, hạ thân nhiệt, nhiễm trùng, vàng da, nhẹ cân, khó nuôi).

3. Hội chứng suy hô hấp: là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu chiếm tỷ lệ 30% ở trẻ sơ sinh của các mẹ mắc bệnh. Hiện nay, tỷ lệ này còn khoảng 10% nhờ có các phương tiện giúp tăng độ trưởng thành phổi của thai nhi trước sinh. Trẻ phải được hỗ trợ y tế đặc biệt sau sinh để giảm nguy cơ tử vong.

4. Hạ đường huyết: Chiếm tỷ lệ khoảng từ 15% – 25% ở trẻ sơ sinh của thai kỳ có tiểu đường. Nguyên nhân thường do gan thai nhi đáp ứng kém với glucagon, gây giảm tân tạo glucose từ gan.

Glucagon là 1 trong các hormone chính tăng đường huyết để đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

5. Tương lai mắc tiểu đường type 2 sau này: Nguy cơ dài hạn ở trẻ có mẹ bầu bị bệnh, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống. Gia tăng tần suất trẻ béo phì; khi lớn trẻ sớm bị mắc bệnh tiểu đường type 2; rối loạn tâm thần – vận động.

Nguy cơ của em bé khi mẹ mắc tiểu đường thai kỳ

Đối với mẹ

1. Tăng huyết áp và tiền sản giật: Mẹ bầu tiểu đường thai kỳ dễ bị tăng huyết áp hơn các sản phụ bình thường.

Tỷ lệ các mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ bị tiền sản giật khoảng 12% cao hơn so với các sản phụ không bị.

Vì vậy, thăm khám, chẩn đoán, đánh giá mức độ bệnh cho mẹ bầu là việc làm rất cần thiết trong mỗi lần khám thai định kỳ. Các việc làm thường quy gồm đo huyết áp, theo dõi cân nặng, xét nghiệm tìm protein niệu thường xuyên, xét nghiệm tiểu đường thai kỳ.

2. Đa ối: Dịch ối nhiều thường bắt đầu thấy từ tuần thứ 26 – 32 của thai kỳ. Dịch ối nhiều cũng làm tăng nguy cơ sinh non ở sản phụ. Dịch ối được đánh giá qua siêu âm thai bao gồm cả 2D và 3D.

3. Tăng nguy cơ bị tiểu đường type 2 trong tương lai và tiểu đường thai kỳ trong lần có thai tới: Thông thường tiểu đường thai kỳ sẽ mất sau thời kỳ hậu sản, tuy nhiên một số người sẽ diễn tiến thành tiểu đường type 2 hoặc sẽ tái phát trong lần có thai tiếp theo.

4. Các biến chứng khác ngoài thai sản khác gồm : Nhồi máu cơ tim, hôn mê tăng áp lực thẩm thấu (HHS), … ở người bệnh .

Để phòng ngừa  tiểu đường type 2 hay bệnh sẽ tái phát trong lần mang thai tới, mẹ bầu nên xét nghiệm tiểu đường ở thời điểm 6 tới 12 tuần sau khi sinh để có một thai sản trọn vẹn khoẻ mạnh. Nếu kết quả bình thường, kiểm tra lại mỗi 1 tới 3 năm sau.

Tiểu đường thai kỳ và biến chứng của bệnh đến thai nhi

CÁCH CHỮA TIỂU ĐƯỜNG CHO PHỤ NỮ MANG THAI

Phác đồ điều trị đái tháo đường bộ y tế :

Ngày 30/12/2020, Bộ Y tế đã ra Quyết định 5481/QĐ-BYT về việc ban hành tài liệu chuyên môn “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị đái tháo đường típ 2”. Quyết định này quy định chi tiết về các vấn đề liên quan đến bệnh tiểu đường.

Để điều trị tiểu đường, bạn sẽ được bác sĩ kê toa thuốc uống hạ đường huyết dùng được cho phụ nữ mang thai mà không ảnh hưởng tới thai nhi, và thuốc tiêm hạ đường huyết nếu cần .

Ngoài ra, các phương pháp khoa học không dùng thuốc bao gồm: Tư vấn, hỗ trợ, can thiệp thay đổi lối sống: hút thuốc, không uống rượu bia. Tư vấn chế độ ăn và hoạt động thể lực tăng cường sức khoẻ. Tư vấn tuân thủ điều trị, kiểm soát cân nặng.

Thông thường tiểu đường thai kỳ sẽ biến mấ sau thời kỳ hậu sản ( 6 tuần sau sinh), tuy nhiên có nhiều trường hợp bệnh diễn tiến mạn tính thành TĐ type 2. Bạn nên lưu ý rằng TĐ type 2 là bệnh mãn tính nên bạn sẽ chung sống với bệnh lâu dài. Tuy nhiên, bệnh có thể kiểm soát 1 phần bằng lối sống tích cực, khoa học và chế độ dinh dưỡng tốt.

Tiểu đường thai kỳ khi nào cần tiêm insulin:

Insulin là một loại hormone từ các tế bào đảo tụy ở tuyến tụy ở người tiết ra. Thông thường insulin tiết ra nhiều nhất sau ăn để vận chuyển đường vào tế bào. Chúng có tác dụng chuyển hóa các chất carbohydrate trong cơ thể. Insulin còn có tác dụng đến việc chuyển hóa các mô mỡ và gan thành loại năng lượng ATP để cung cấp cho hoạt động của cơ thể.

Bác sĩ sẽ xem xét và có thể sẽ phải kê toa Insulin để tiêm cho bạn nếu bạn:

Tiểu đường tuýp 2 và đường huyết của bạn không được kiểm soát tốt bệnh. Dù đã có thuốc uống kê toa kèm với đã được tư vấn và thực hiện thay đổi lối sống khoa học tích cực.

XÉT NGHIỆM ĐƯỜNG HUYẾT VÀ CÁC LƯU Ý

Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ tuần bao nhiêu

Các xét nghiệm nên được làm ở tuổi thai 24–28 tuần, ở những phụ nữ chưa được chẩn đoán mắc bệnh đái tháo đường trước đó. Và theo dõi đường huyết vài 3 tháng cuối thai kỳ.

Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ bao nhiêu tiền

Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ là xét nghiệm đơn giản, có mặt ở hầu hết các phòng khám chữa bệnh hay bệnh viện. Xét nghiệm có giá dao động từ 50-200k tuỳ vào cơ sở y tế như: bệnh viện tư nhân đa khoa quốc tế, bệnh viện đa khoa công lập. Hiện nay, có nhiều bệnh viện cung cấp dịch vụ trọn gói cho sản phụ lựa chọn.

Kinh nghiệm khi đi xét nghiệm tiểu đường

Xét nghiệm thực hiện với một trong hai cách chi tiết như sau ( Theo ADA 2022):

Cách 1: Nghiệm pháp dung nạp Glucose bằng đường uống 75 gram.

Lưu ý, khi làm xét nghiệm này yêu cầu bạn phải nhịn ăn và không uống nước chứa calo ít nhất 8 giờ trước khi test. Xét nghiệm thực hiện tốt nhất là sáng sớm trước ăn.

Xét nghiệm sẽ cho ra kết quả tiểu đường thai kỳ khi có giá trị glucose huyết tương :

– Lúc đói: ≥ 92 mg/dL (5,1 mmol/L)

– 1 giờ: ≥ 180 mg/dL (10,0 mmol/L)

– 2 giờ: ≥ 153 mg/dL (8,5 mmol/L)

Cách 2: Nghiệm pháp dung nạp glucose 50gr bằng đường uống

Xét nghiệm này khi bạn đã lỡ ăn trước khi đến phòng khám. Sau đó làm Nghiệm pháp dung nạp Glucose bằng đường uống 100g cho những người sàng lọc dương tính. Cách này hiện nay ít dùng nên khuyên bạn nhịn đói trước khi đi tầm soát nhé.

Tiểu đường thai kỳ thường là dấu hiệu của rối loạn chức năng tế bào beta tiềm ẩn. Tăng nguy cơ tiến triển thành bệnh lý mạn tính sau này. Nên bạn làm xét nghiệm đường sàng lọc suốt đời nhằm phát hiện và điều trị sớm nhất có thể.

LỐI SỐNG KHOA HỌC CHO NGƯỜI MẮC ĐƯỜNG THAI KỲ

Đối với bệnh lý mạn tính, liên quan đến rối loạn chuyển hóa như tiểu đường thì lối sống tốt là rất quan trọng. Bệnh nhân ngoài việc tuân thủ chế độ dùng thuốc, uống hoặc tiêm đúng giờ, đủ liều còn phải ăn uống khoa học. Lưu ý quan trọng là KHÔNG ĐƯỢC BỎ BỮA ĂN và uống thuốc, nhiều trường hợp bệnh nhân nhập viện vì hạ đường huyết, rất nghiêm trọng.

4 nhóm chất dinh dưỡng

4 nhóm chất dinh dưỡng sau khi xét nghiệm

Bữa ăn bổ dưỡng nghĩa là thai phụ cần đảm bảo đủ 4 nhóm dưỡng chất chính bao gồm: chất đạm, chất bột đường, chất béo, vitamin và khoáng chất. Ăn uống khoa học giúp cơ thể phụ nữ mang thai được cung cấp đủ năng lượng, phát triển khỏe mạnh, đồng thời cải thiện tình trạng bệnh tật.

  1. Nhóm bột đường- Carbonhydrat

Đây nhóm có dinh dưỡng cung cấp năng lượng chủ yếu cho hoạt động của cơ thể, chiếm đến 60% – 65% năng lượng/ ngày. 1 gram bột đường cung cấp khoảng 4 kcal, đặc biệt tế bào não chỉ dùng đường chuyển hoá tạo năng lượng. Thực phẩm có lượng đường cao gồm:

– Đường đơn: đường ăn, kẹo, nước ngọt, siro… đây thường là đường công nghiệp không tốt cho sức khoẻ, gây tăng đường huyết nhanh khi ăn. Người mắc tiểu đường thai kỳ tuyệt đối sử dụng thực phẩm này.

– Đường đa: đậu, khoai, ngô, củ cải, bánh mì nguyên cám… thực phẩm này phụ nữ mắc tiểu đường nên ăn vừa phải. Đường đa có thời gian hấp thu chậm hơn, do cấu trúc hoá học phức tạp nên tăng đường huyết sau ăn từ từ.

2. Nhóm chất đạm- Protein

Chất đạm giúp cơ thể xây dựng tế bào đặc biệt là cơ bắp, tạo ra enzyme, hormone và đặc biệt là tạo kháng thể chống đỡ bệnh tật. 1 gram chất đạm cung cấp khoảng 4 kcal năng lượng.

Các thực phẩm thuộc nhóm Protein thường từ động vật như: Thịt, cá, trứng, sữa cùng các chế phẩm từ sữa… nguồn gốc thực vật có các loại đậu (đỗ). Bệnh nhân tiểu đường thai kỳ chú ý bổ sung thực phẩm nhóm này, tuy nhiên không được ăn quá nhiều.

3. Nhóm chất béo- lipid

Chất béo là thành phần chủ yếu của màng tế bào, đặc biệt là tế bào thần kinh, cấu tạo nên một số hormon, hỗ trợ cơ thể hấp thu vitamin tan trong dầu mỡ như Vitamin A, D, E và K.

Thực phẩm thuộc nhóm lipid: Các loại bơ, đậu, mỡ có trong thịt, trứng, sữa, hạt có dầu.

Ăn nhiều thực phẩm này sẽ dễ gây ra các bệnh xơ vữa động mạch hoặc thoái hóa chức năng gan. Chính vì vậy bệnh nhân tiểu đường thai kỳ nên cân nhắc chỉ số bổ sung ít hoặc vừa đủ chất béo cần thiết.

4. Vitamin khoáng chất

Vitamin cùng với khoáng chất sẽ được gọi chung là vi chất dinh dưỡng. Nhóm chất này không cung cấp năng lượng như những nhóm khác. Vi chất dinh dưỡng là những chất có vai trò quan trọng, đặc biệt là trẻ em. Về cơ bản, mỗi cơ thể của người khỏe mạnh sẽ cần trên 20 loại Vitamin và khoáng chất.

Nhóm này có nhiều trong rau củ quả, bệnh nhân tiểu đường nên ăn thực phẩm nhóm này, tuy nhiên tránh các trái cây nhiều ngọt.

4 nhóm chất dinh dưỡng bệnh cho bệnh nhân đái tháo đường

Bên cạnh đó, sản phụ cũng cần biết được những lưu ý sau đây để giúp trọn vẹn trong mỗi bữa ăn gia đình: 

  • Uống nhiều nước: cấu tạo 70% cơ thể là nước. Uống từ 1,5 – 2 lít/ ngày đặc biệt là trong mùa hè nắng nóng. Bạn nên hạn chế sử dụng bia rượu, đồ uống có cồn, có ga để giúp xây dựng bữa ăn bổ dưỡng đúng chuẩn.
  • Ăn nhạt: bị thừa muối dẫn tới tích nước trong tuần hoàn. BN dễ mắc phải nhiều bệnh nguy hiểm như cao huyết áp, sỏi thận, ung thư dạ dày, nhồi máu cơ tim,… cho nên với khoa học khuyến cáo chỉ nên ăn <5 gram muối/ ngày.
  • Tuổi thành viên : Chế độ dinh dưỡng phù hợp với mỗi người. Bạn nên điều chỉnh lượng dưỡng chất phù hợp vì có sự khác nhau về độ tuổi, sức khỏe cùng các yếu tố khác. 

Những điều nên và không nên làm ở phụ nữ mang thai

Những điều nên làm ở mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ .

Mẹ bầu nên tuân thủ theo chế độ ăn uống dành cho bệnh nhân bị tiểu đường thai kỳ , hạn chế khẩu phần ăn tinh bột, tăng cường rau xanh ngũ cốc nguyên hạt.

Bà mẹ cần giảm bớt cân thừa trước khi mang thai, sẽ giúp cho thai kỳ khoẻ mạnh hơn.

Nếu bạn có kế hoạch mang thai, nên bắt đầu tập thể dục từ trước khi mang thai.

Thực hiện hoạt động ở mức độ trung bình như đi bộ, bơi lội và đạp xe, khoảng 30 phút mỗi ngày trong tuần.

Lưu ý, tuỳ theo những thời điểm trong thời gian khác nhau, sức khoẻ để chọn cách tập luyện phù hợp cho bản thân nhé!

Những điều không nên làm ở mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ .

Mẹ bầu không nên ăn thịt lợn mỡ, phủ tạng động vật, da của gia cầm, kem tươi, dầu dừa, các loại bánh kẹo ngọt, mứt, sirô, các loại nước có ga…

Hạn chế tối đa các loại hoa quả sấy khô, mứt hoa quả… bởi loại này chứa một lượng đường rất cao, không hề tốt cho sức khỏe người bệnh.

Vận động thể lực đúng cách

Phòng Khám Nội Tiết Đái Tháo Đường – Bs CK II Đặng Văn Điểm

0255 3919 777

Sinh non- Bệnh viện Từ Dũ

Gestational diabetes Mayo Clinic

Ảnh hưởng của ĐTĐ thai kỳ lên thai nhi CDAS Super Speciality Hospital

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *